Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga cao tay khiến EU rối loạn
Nga được cho là đã tung ra một nước cờ cao tay khiến Liên minh Châu Âu rơi vào tình trạng gần như “vỡ trận” khi các thành viên chỉ trích lẫn nhau và phơi bày mâu thuẫn nội bộ sâu sắc.

 



Tổng thống Putin

 

Ba Lan hôm 26/1 đã dẫn đầu Liên minh Châu Âu (EU) lên tiếng chỉ trích giận dữ trước những thỏa thuận nông nghiệp song phương với Moscow sau khi Pháp và Nga đạt được thỏa thuận trong đó Moscow sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu lợn sống và thịt lợn từ Pháp. Ba Lan cho rằng, các thỏa thuận như vậy đã “phá vỡ nguyên tắc đoàn kết của Châu Âu”.

 

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với sức ép gia tăng về việc phải tung ra thêm các biện pháp trừng phạt hà khắc hơn nữa nhằm vào Nga sau khi tình hình chiến sự bùng phát dữ dội trở lại ở miền đông Ukraine . Theo kế hoạch, ngoại trưởng các nước EU sẽ có phiên họp khẩn cấp vào ngày thứ Năm (29/1) để bàn về tình hình Ukraine và cách EU phản ứng với Nga.

 

Trong khi đó, Pháp mới đây công bố, lệnh cấm nhập khẩu lợn sống, thịt lợn mà Moscow áp đặt cách đây một năm sẽ được dỡ bỏ cho Pháp trong vài tuần sắp tới.

 

Hồi cuối tháng 1 năm ngoái, Nga tuyên bố áp đặt lệnh cấm đối với tất cả các mặt hàng thịt lợn nhập khẩu từ EU sau khi phát hiện các trường hợp nhiễm virus sốt châu Phi (ASF) trong đàn lợn rừng tại Litva. Dù không gây bệnh cho người, nhưng ASF là căn bệnh chưa có thuốc chữa và khiến lợn bị chết. Lệnh cấm này tách biệt hoàn toàn với lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây mà Moscow áp đặt hồi tháng 8 năm ngoái nhằm đáp trả việc Mỹ, EU tung một loạt đòn trừng phạt nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

 

Tuy nhiên, việc Nga, Pháp đạt được thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm nói trên đã khiến nhiều nước EU nổi giận đùng đùng. Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Marek Sawicki trong một bức thư gửi người đồng cấp Latvia đã nói rằng, ông này “cực kỳ thất vọng” trước tin về các thỏa thuận song phương mà Nga đạt được với một số nước EU. Latvia hiện đang nắm giữ chức Chủ tịch luân phiên EU.

 

Một nhà ngoại giao giấu tên tiết lộ, Thủ tướng Lithuanian cũng đã viết một bức thư phản đối những thỏa thuận song phương với Nga.

 

"Nguyên tắc nhặt và chọn thật là nguy hiểm. Nó cho phép Nga chia để trị”, nhà ngoại giao giấu tên nói trên nhận định.

 

Một cuộc họp giữa Bộ trưởng Nông nghiệp các nước EU ở Brussels hôm 26/1 đã tranh luận gay gắt về vấn đề trên sau khi Ba Lan đưa vụ việc vào chương trình nghị sự.

 

Giới chức và các nhà ngoại giao EU nói rằng, Ủy ban Châu Âu đã tuyên bố, chính sách thương mại cần phải được nhất trí bởi cả khối. Ủy ban Châu Âu hiện đang kiện Nga ra Tổ chức Thương mại Thế giới về lệnh cấm các sản phẩm thịt lợn.

 

Tuy nhiên, giới chức Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh, động thái trên của họ không đồng nghĩa với việc các nước thành viên EU có thể biện minh cho những thỏa thuận song phương riêng với Nga. Mọi việc đều phải “dựa chặt chẽ vào các khuôn khổ của EU”, Ủy ban Châu Âu – cơ quan điều hành EU, nhấn mạnh như vậy.

 

Phản ứng trước những lời chỉ trích gay gắt trên, một phát ngôn viên của Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp khẳng định, những cuộc đàm phán với phía Nga về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận chỉ đơn thuần mang tính kỹ thuật và được thực hiện bởi các cơ quan kiểm dịch chứ không liên quan gì đến cấp độ chính trị.

 

Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết, Nga đang chiếm một thị trường 112 triệu USD của những người chăn nuôi lợn ở Pháp.

 

Ngoài vấn đề trên, gần đây, nhiều quan chức, chính khách Pháp cũng bày tỏ mong muốn khôi phục quan hệ với Nga. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy mặt trận thống nhất mà EU muốn xây dựng trước Nga đang dần rạn nứt.

 

“Pháp nên có mối quan hệ chiến lược với Nga”

 

Pháp nên có mối quan hệ chiến lược với Nga thay vì để quan hệ song phương ở tình trạng như hiện nay, gần giống với một cuộc Chiến tranh Lạnh, bà Marine Le Pen – Lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc cánh hữu đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Asahi Shimbun của Nhật Bản.

 

Bà Le Pen cho biết, bà cúi đầu cảm phục Nga – một nước đã vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt sau sự sụp đổ của Liên Xô để đạt được sự khôi phục như hiện nay.

 

Bà Le Pen cũng miêu tả Nga là một nước vĩ đại đã xây dựng một mô hình nhà nước khác biệt với Mỹ và điều đó biến Nga trở thành một đối tác có giá trị để các nước khác xây dựng mối quan hệ chiến lược.

 

Tuy nhiên, EU chỉ có kiểu quan hệ thời Chiến tranh Lạnh với Nga bởi liên minh này tuân thủ chặt chẽ theo những chỉ đạo của Mỹ, bà Le Pen không ngần ngại phát biểu như vậy.

 

Bà Le Pen cũng chỉ trích mạnh mẽ EU, nói rằng Pháp chẳng nhận được lợi lộc gì từ việc là thành viên của liên minh mà chỉ nhận được những khoản nợ, tình trạng thất nghiệp và sự suy giảm về bản sắc dân tộc.

 

Pháp đã mất chủ quyền trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và luật pháp. Pháp cũng không có quyền quyết định vận mệnh của mình một cách độc lập, bà Le Pen nói đồng thời thêm rằng tất cả các quyết định đều được đưa ra bởi những quan chức đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân và điều đó sẽ đem đến sự nghèo đói và tuyệt vọng cho những người dân thường.

 

Hiện tại, Đảng Mặt trận Dân tộc là một trong 3 đảng phái chính trị dẫn đầu ở Pháp. Đảng này đã đạt được thành công đáng kể trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2014 khi giành được đa số ghế trong các văn phòng thị trưởng của 12 thành phố khác nhau.

 

Ngoài lãnh đạo Đảng Mặt trận Dân tộc, cựu Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Pháp và hiện là Thị trưởng của Nice - ông Christian Estrosi mới đây cũng lên tiếng nói rằng, Pháp nên tôn trọng hợp đồng bán siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga.

 

“Tôi muốn nói rằng, tôi ủng hộ Nga, chính phủ Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cá nhân tôi không ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Tôi từng là Bộ trưởng Công nghiệp ở cái thời chúng ta nhận được một hợp đồng lớn từ Nga. Nhờ đó, chúng ta có thêm nhiều việc làm mới và tôi tin hợp đồng tàu chiến Mistral nên được tôn trọng và được hoàn tất”, ông Estrosi nhấn mạnh.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    'Mỹ, Ấn có thể liên kết để chống Trung Quốc’ (28-01-2015)
    Cách Ấn Độ hành xử trong vòng tranh giành của tam cường (28-01-2015)
    Phiến quân IS dọa lấy đầu ông Obama (28-01-2015)
    Điệp viên Nga bị bắt ở Mỹ (27-01-2015)
    "Cuốn sách nguy hiểm nhất thế giới" sắp được xuất bản? (27-01-2015)
    “Quả bom Hy Lạp” vừa nổ (27-01-2015)
    Trung Quốc đang mưu đồ gì với Nhật? (27-01-2015)
    Trung Quốc có thực sự chinh phục lục địa đen? (26-01-2015)
    Người dân Malaysia lo lắng về “quận Trung Quốc” (26-01-2015)
    Những xiềng xích lịch sử Đông Á (26-01-2015)
    Ukraine rối loạn, Nga tranh thủ thời cơ nắm chắc Bắc Cực (26-01-2015)
    Chiến tranh tại Ukraine tiếp diễn, các bên muốn gì? (25-01-2015)
    Nga “đánh chặn” Mỹ tại Ấn Độ (25-01-2015)
    "Giọng nói con tin IS giết không phải của con trai tôi" (25-01-2015)
    Báo chí nước ngoài viết về các ý đồ của Trung Quốc (25-01-2015)
    Mỹ, Ấn Độ nhắm điều gì trong chuyến thăm của Obama? (25-01-2015)
    Cái giá đau đớn Châu Phi phải trả cho Trung Quốc (25-01-2015)
    Vũ điệu “vàng đen” - coi chừng sai nhịp (24-01-2015)
    Quốc vương Abdullah - nhà cải cách ở Trung Đông (24-01-2015)
    Bắc Cực: Điểm nóng tranh chấp mới của các cường quốc (24-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153169246.